Thảo luận về dự thảo luật Đường bộ sáng 24.11,ửdụngtrâubòchởhànghóacóápquyđịnhluậtĐườngbộkhôbancah5 đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) cho rằng, cần xem lại chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Bởi lẽ trong tương lai, không chỉ sử dụng loại hình xe buýt mà còn các loại hình khác để giảm ùn tắc giao thông.
Theo ông, vấn đề giảm ùn tắc giao thông rất quan trọng trong các đô thị lớn. "Nếu ưu tiên phương tiện là xe buýt thì khả năng ùn tắc giao thông ở những đô thị lớn vẫn hiện hữu, khi xe buýt phải đồng hành với ô tô cá nhân và xe máy", ông Dũng nêu.
Đại biểu đoàn Nam Định cũng cho rằng, nếu không xây dựng giao thông nhiều tầng trong đô thị mà chỉ duy nhất có mặt đường cho các loại xe, trong đó có xe buýt và người đi bộ, thì với tình trạng giao thông hỗn hợp như hiện nay sẽ khó giải được bài toán ùn tắc. Ông Dũng đề xuất chính sách ưu tiên phải phát triển cân đối với tàu trên cao, tàu điện ngầm thì giao thông đô thị mới hy vọng giảm ùn tắc.
Đặc biệt, đề cập đến điều 61 về hoạt động vận tải đường bộ (tổ chức, cá nhân sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới để vận tải người và hàng hóa trên đường bộ), theo đại biểu Dũng, thực tế trên những vùng miền núi vẫn còn sử dụng ngựa, trâu, bò để chở hàng hóa.
"Câu hỏi là không biết khi sử dụng động vật để vận chuyển hàng hóa trên đường bộ thì chúng ta có điều chỉnh hay không? Nếu có thì chúng ta cần phải bổ sung vào trong luật này để đảm bảo tất cả các hoạt động vận tải, mọi thứ lưu thông trên đường bộ đều phải được điều chỉnh bằng pháp luật, trong đó có động vật vận tải", ông Dũng nêu.
ĐBQH Điểu Huỳnh Sang: Đi xe máy ra vườn, ra rẫy cũng phải lắp camera hành trình, có hiệu quả không?
Cũng băn khoăn về chính sách ưu tiên cho xe buýt, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn Hải Dương) cho rằng, quy định như vậy là chưa phù hợp, phát triển vận tải hành khách công cộng có nhiều loại hình, nhiều loại phương tiện, nên quy định chung theo hướng "ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng khối lớn" để bảo đảm bao quát hơn.
Khối lớn là thuật ngữ chuyên ngành gồm hệ thống đường sắt đô thị (đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng, đường xe điện bánh sắt), hệ thống xe buýt (bao gồm xe buýt nhanh - BRT, xe buýt).
Ngoài ra, đại biểu Sơn và nhiều đại biểu khác đề nghị cần bổ sung nội dung ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng gắn với lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn cho phù hợp với Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư và yêu cầu của thực tiễn.
Đồng thời, cần cụ thể hóa chính sách ưu tiên phát triển đồng bộ phục vụ các đối tượng dễ bị tổn thương (người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai...) trong các điều luật của dự thảo luật.
Đề xuất bổ sung điểm dừng ngắm cảnh trên cao tốc
Góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) kỳ công xây dựng các bảng minh họa cho bài phát biểu sinh động, dễ hiểu hơn. Ông cũng giới thiệu kinh nghiệm một số nước, các điểm lưu ý cần thiết khi xây dựng hệ thống giao thông đường bộ hiện đại, cụ thể như trạm dừng chân, điểm ngắm cảnh, điểm dừng nghỉ…
Theo ông, đất nước ta trải dài từ Bắc tới Nam, non sông gấm vóc rất đẹp, trên đường cao tốc, chúng ta chỉ có thể đi lướt qua mà không dừng lại ngắm được. Nếu dừng lại giữa đường để chụp hình thì rất nguy hiểm.
Trong khi ở nước ngoài làm các điểm dừng ngắm cảnh để có thể dừng lại vừa thưởng thức thiên nhiên vừa tạm dừng nghỉ. Do đó, đại biểu Cảnh mong muốn bổ sung thêm điểm dừng ngắm cảnh trong dự thảo luật.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) thì cho rằng, về trạm thu phí đường bộ cần quy định rõ nơi đặt trạm, tránh trường hợp trạm ở một nơi lại thu cho một tuyến đường khác.